Đi Săn..


Dùng rổ úp làm lồng nhử bắt ba ba suối

Nhiều người dân miền xuôi khi chứng kiến không khỏi “mắt tròn mắt dẹt” khi nhìn thấy dụng cụ tự tạo để bắt ba ba sống tự nhiên ở ngoài sông, suối của đồng bào thiểu số ở một số huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi.

 doc dao dung ro up lam long nhu bat ba ba suoi hinh anh 1

Ba ba suối

Qua quan sát thì chỉ bằng vật dụng có sẵn là rổ bằng nhựa hoặc tre, người ta úp rổ vào nhau rồi dùng sợi cước hay kẽm nhỏ quấn giữ để làm lồng. Ở một bên đầu của lồng, người dân khoét một cái lỗ để nhử ba ba chui vào.

 doc dao dung ro up lam long nhu bat ba ba suoi hinh anh 2

 Lồng tự tạo để bắt ba ba được làm bằng 2 rổ (tre hoặc nhựa) úp vào nhau

Tùy theo mục đích là nhử bắt ba ba có kích cỡ lớn hay nhỏ thế nào, mà người làm lồng có sự tính toán để khoét lỗ phía trên khác nhau, với đường kính thường từ 10-20cm.

 doc dao dung ro up lam long nhu bat ba ba suoi hinh anh 3

Phía trên lồng được khoét lỗ để nhử ba ba vào

Trước khi mang lồng đi thả, người dân thường dùng cá ươn trộn với cơm nguội rồi vo tròn thành từng cục to cỡ chừng nửa nắm tay và bỏ vào phía trong để làm mồi. Vị trí đặt lồng thường là những vũng nước ven bờ ở vị trí dòng chảy yếu của các con sông suối, với độ sâu từ 0,5-1m .

Để lồng khỏi bị dòng nước dịch chuyển và cuốn đi, người dân thường dùng dây cột lồng với bụi cây, hay tảng đá ở trên bờ. Sau khi thả từ 1-3 ngày, người dân lại đi thăm một lần.

 doc dao dung ro up lam long nhu bat ba ba suoi hinh anh 4

Vị trí thả lồng thường là vùng nước ven bờ, nơi dòng chảy yếu

Dù cách bắt trông đơn giản như vậy, thế nhưng nhiều người dân đều khẳng định rất hiệu quả. “Chỉ với số lồng thả 4-6 cái, có tuần tôi bắt được gần cả chục con ba ba có trọng lượng từ 0,5-1kg/con” – ông Hồ Văn Nhiêu (40 tuổi, ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng) hồ hởi khoe.

 doc dao dung ro up lam long nhu bat ba ba suoi hinh anh 5

Số ba ba suối bắt được bằng lồng tự tạo

Cũng theo người dân các huyện miền núi, việc bắt ba ba bằng lồng theo cách trên chủ yếu để mang về chế biến làm thức ăn cho gia đình hoặc làm mồi nhậu với bạn bè, vì vậy số lượng lồng làm thả chỉ 3-5 cái/người và cũng không nhiều người tham gia bắt ba ba bằng hình thức này nên không lo vấn đề “tận diệt”.

—————0—————-0—————–

Sắm lồng lội ra biển bắt ghẹ

Mấy năm gần đây cứ đến mùa hè, vào tầm từ 15-18 giờ hàng ngày thì nhiều người dân ở Sa Huỳnh lại í ới gọi nhau mang lồng ra biển thả để bắt ghẹ.

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 1

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 2

 Niềm vui khi nhấc lồng lên mà phía bên trong là những chú ghẹ

Lồng bắt ghẹ có hình chữ nhật, dài khoảng 50cm, rộng chừng 30cm và cao 10-15cm với khung làm bằng cọng thép cỡ cọng nhang, được bao xung quanh bằng lưới có mắt to khoảng 2 ngón tay người lớn. Ở hai đầu lồng lưới được cắt và áp vào nhau tạo thành hình chữ V để ghẹ bò vào mà không thể đi ra.

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 3

Lồng để thả ghẹ

Để nhử ghẹ chui vào, người dân thường bỏ vào phía trong lồng một ít mồi là những loại cá có mùi tanh, như: Cá thuẩn, cá mối…

Không như những nơi khác thường phải sử dụng ghe, xuồng máy chạy ra xa nhiều hải lý để đánh bắt, vị trí bắt ghẹ bằng lồng của người dân Sa Huỳnh thường chỉ cách bờ từ 15-20m, với mực nước sâu chỉ ngang ngực.

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 4

Vị trí thả rất gần bờ, với mực nước sâu thường ngang ngực người lớn

Anh Nguyễn Văn Hải (32 tuổi), người dân ở đây cho biết: “Phần lớn số đi bắt ghẹ bằng hình thức này là mang về sử dụng cho gia đình, nên số lượng lồng thả chỉ từ 5-7 lồng/người. Tuy nhiên với số chuyên nghiệp (bắt để bán) thì số lồng thả nhiều gấp 3-5 lần”.

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 5

 Cứ khoảng chừng 10-15 phút, người đi thả lại mang vợt ra thăm và bắt số ghẹ đã chui vào lồng

Theo đó cứ sau khi thả từ 10-15 phút thì cầm vợt  thăm 1 lần để thu bắt số ghẹ chui vào. “Tận dụng thời gian rảnh giữa các lần thăm, một số người còn mang theo lưới thả để kiếm thêm cá”, ông Võ Thành (40 tuổi) góp chuyện.

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 6

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 7

Thành quả sau đợt thăm lồng đầu tiên

Nói về loại và số lượng ghẹ bắt được bằng hình thức này, nhiều người dân Sa Huỳnh cho biết: “Ghẹ bắt được ở đây chủ yếu là loại ghẹ sao. Chỉ cần thả 5-7 lồng trong khoảng 2 giờ nếu ít thì được cả 1kg ghẹ/người, nhiều thời điểm vô mánh thì 2-3 kg ghẹ/người”.

 sam long loi ra bien bat ghe hinh anh 8

 Loại ghẹ đánh bắt bằng lồng ở vùng biển sát bờ của Sa Huỳnh chủ yếu là ghẹ sao

—————–0——————-0———–

Tự chế dụng cụ bắt cá suối

Cuối tháng 7, đầu tháng 8, cũng là thời điểm mà nước ở những con sông, suối ở miền núi Quảng Ngãi cạn nhất. Vậy là cứ vào buổi sáng tầm từ 5-9 giờ và buổi chiều từ 14-17 giờ, hàng trăm hộ đồng bào thiểu số người Hrê, Ca Dong, Cor… lại í ới gọi nhau ra các con sông, suối trong vùng để đánh bắt cá.

Ngoài sử dụng lưới, chài, nhiều người còn sáng tạo ra dụng cụ bắn tên để bắt cá khá đơn giản. Đó là một ống tre hoặc trúc thẳng và dài 0,4-0,6m, với lỗ bên trong to khoảng bằng đầu đũa ăn cơm để làm nòng. Phần báng là một miếng gỗ dẹt có cột dây thun, hay cao su để làm lò xo đẩy. Còn tên là một đoạn sắt, thép nhỏ với một  đầu mài nhọn; còn đầu kia được tán thành gờ và cột vào một đoạn dây cước.

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 1

Người dân săn cá bằng dụng cụ bắn tên tự chế.

Anh Đinh Văn Nhưng giải thích: Cột dây vào mũi tên là để khi bắn, cá không mang mũi tên chạy mất. Và với dụng cụ tự chế này, người dân đã bắt được cá to nằm trong hang, khe đá mà không thể dùng lưới, hay quăng chài để bắt được.

Đang bắt cá trên sông Xà Lò, đoạn chảy qua xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), anh Đinh Văn Vút bộc bạch: Cứ đến mùa nắng thì số người trong các bản, làng ra đây đánh bắt cá nhiều lắm. Đánh bắt được ở con sông này nhiều nhất là cá mè, cá gáy, cá tràu (cá quả)…Nếu ngày đi 2 buổi cũng kiếm được trên 200.000 đồng/người. Hôm trúng mánh thì được 500.000 đồng/người/ ngày. Toàn bộ số cá đánh bắt được, người dân đem ra chợ huyện để bán.

Anh Phạm Văn Đin (ở xã Ba Liên, huyện Ba Tơ) tâm sự: Số tiền bán cá bắt được ở các con suối trong vùng tuy chỉ trung bình khoảng 250.000 đồng/ngày, thế nhưng với người đồng bào là một khoản thu nhập khá, cao gấp 1,5 lần so với đi chặt keo thuê.

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 2

Vào mùa nắng khi sông, suối bắt đầu cạn….

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 3

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 4

…. đồng bào thiểu số miền núi lại kéo nhau đi đánh bắt cá.

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 5

Cùng với lưới… tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 6

…quăng chài…

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 7

…người dân còn săn cá bằng dụng cụ bắn tên tự chế.

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 8

 tu che dung cu bat ca suoi, kiem nua trieu mot ngay hinh anh 9

Kết quả sau nhiều giờ lội sông, suối.

 

About dontruongbt

Phong Kiến Đại Sư
Bài này đã được đăng trong Ẩm Thực, Phóng Sự - Ký Sự. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này